KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MG AN VĨNH NGÃI GIAI ĐOẠN 2015-2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHÒNG GD&ĐT TP TÂN AN   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MG AN VĨNH NGÃI                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Số: 132/KH- MG AVN                                     Tân An, ngày 18 tháng 09 năm 2015

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG MG AN VĨNH NGÃI GIAI ĐOẠN 20152020

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của BGD&ĐT Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non;

Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm học trước và tình hình thực tế về đội ngũ CB, GV, NV, cơ sở vật chất và học sinh, trường Mg An Vĩnh Ngãi xây dựng Kế hoạch Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2021 và tầm nhìn đến năm 2025 như sau:

I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ TRƯỜNG

1. Tóm tắt về lịch sử nhà trường

Trường Mẫu giáo An Vĩnh Ngãi được thành lập từ năm 1983 theo quyết định số 340/UB-QĐ.83 ngày 31 tháng 11 năm 1983 của UBND thị xã Tân An, nay là UBND thành phố Tân An.

Diện tích đất ban đầu của trường là 821 m2, Năm 2013 trường đã được Ủy ban thành phố Tân An cấp thêm 3.000 m2 để mở rộng khuôn viên cho trường, hiện nay diện tích của trường là 3.821 m2. Hiện trường có 6 lớp học, 6 phòng chức năng, 01 nhà bếp đạt chuẩn. Phụ huynh học sinh (PHHS) phấn khởi, tin tưởng khi đưa trẻ đến trường, 100% trẻ được học bán trú từ đó làm cho chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ được nâng lên theo từng năm học.

Trong quá trình hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT TP Tân An, sự quan tâm của các lực lượng xã hội, bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể CBGVNV, trường luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến tạo được niềm tin, sự tín nhiệm chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh học sinh. Năm 2013 được UBND tỉnh Long An ra Quyết định số …/QĐ-UBND ngày tháng 12 năm 2013 công nhận trường mẫu giáo An Vĩnh Ngãi đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, giai đoạn 2013-2018.

2. Điểm mạnh

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

– Tổng số: 21 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó: 02 CBQL; 13 giáo viên và 06 nhân viên.

– Trình độ chuyên môn: Đại học: 14; Cao đẳng: 00; Trung cấp: 03. Sơ cấp: 04

– Giáo viên dạy giỏi: 100% Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó:

+ Cấp Thành phố: 8/13 đạt tỷ lệ 61,5%.

+ Cấp Tỉnh: 01/13 đạt tỷ lệ 7,6 %.

– Chi bộ đảng: gồm 12 đảng viên, chiếm 57,1%.

2.2. Học sinh

stt

Năm học

Số

Lớp

Số

HS

HS trong diện chính sách

Ghi chú

1

2014-2015

5

176

24

2

2015-2016

6

185

42

3

2016-2017

6

186

35

4

2017-2018

6

195

37

5

2018-2019

6

172

22

2.2 . Cơ sở vật chất

– Phòng học bán kiên cố: 6 phòng sử dụng cho 6 lớp.

– Khu hành chính quản trị: 9 phòng.

– Phòng chức năng: 01 phòng.

– Công trình khác:

+ Nhà xe giáo viên: 01.

+ Công trình vệ sinh: 08 (học sinh: 06; GV: 02).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2.4. Tóm tắt thành tích của nhà trường các năm qua

a. Thành tích tập thể

Từ lòng quyết tâm, sự năng nổ, sáng tạo của Ban giám hiệu trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường qua từng năm học với kết quả như sau:

Từ năm 2013 đến năm 2018, trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

– Chi bộ đạt: Trong sạch vững mạnh 5 năm liền (2013-2017), trong đó có 3 năm đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2013, 2014, 2015).

– Tổ chức Công đoàn đạt: Vững mạnh xuất sắc 5 năm liền.

b. Thành tích cá nhân

– Hàng năm đều có 15% cá nhân đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

– Có 70% – 94% cá nhân đạt Lao động tiên tiến

– Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 1/13 tỷ lệ 7,7%; Giá viên giỏi cấp thành phố 7 /13 tỷ lệ 53,84 %.

– Tỷ lệ chuên cần hàng năm đạt từ 91 – 97 %

– Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm đều dưới 2 %

3. Điểm hạn chế

3.1. Tổ chức quản lý

– Điều kiện về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất chưa đáp ứng quản lý và các hoạt động giáo dục theo yêu cầu ngày càng đổi mới.

3.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn còn hạn chế; Năng lực tiếp cận và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một số nhân viên chưa thuần thục.

3.3. Chất lượng học sinh: Tỷ lệ suy dinh dưỡng đầu năm khá cao, việc phối hợp thực hiện các kỹ năng còn hạn chế.

3.4. Cơ sở vật chất

– Trang thiết bị dạy học thường xuyên hư hỏng, sân trường rộng, mùa mưa rong rêu bám nhiều ảnh hưởng đến hoạt động ngoài trời của trẻ.

– Kinh phí ngân sách: phục vụ các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

4. Thời cơ

– Đảng uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể của xã quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có chí cầu tiến, có trình độ chuyên môn vững.

– Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh.

5. Thách thức

– Năng lực của một số giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh về yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế còn hạn chế; nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em.

Tình hình phát triển kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của học sinh.

6. Xác định các vấn đề ưu tiên

– Tập trung các giải pháp giữ vững số lượng học sinh trong nhà trường, giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

– Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực, tâm huyết thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn mới.

– Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý phù hợp, thiết thực theo hướng tiếp cận công nghệ mới để nâng cao chất lượng giáo dục.

– Xây dựng văn hoá Nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây mới các công trình, phòng học, tăng cường trang thiết bị dạy học.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn lực tinh thần, vật chất từ các đơn vị, cá nhân, các tổ chức, đoàn thể … cha mẹ học sinh và nhân dân trong và ngoài địa bàn.

II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN VÀ TẦM NHÌN

1. Sứ mệnh

          Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, chất lượng cao, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đẩy đủ và hiện đại để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

2. Các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh

– Tinh thần trách nhiệm – Tinh thần đoàn kết;

– Tinh thần hợp tác – Tinh thần cầu tiến;

– Tính trung thực – Tính sáng tạo;

– Lòng tự trọng – Lòng nhân ái.

3. Tầm nhìn

     Mô hình nhà trường đến năm 2025 là trường có chất lượng giáo dục toàn diện, có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ và hiện đại.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục, phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại, và xu thế phát triển của địa phương, của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

1.2. Các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu ngắn hạn:

– Năm 2015 được Đoàn đánh giá ngoài đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường đạt cấp độ 3.

– Đến năm 2018, trường Mg An Vĩnh Ngãi giữ vững chất lượng giáo dục, các tiếu chí trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất – kỹ thuật trang thiết bị dạy học và CNTT được tăng cường, đáp ứng nhu cầu dạy học;

Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2020, nhà trường xây dựng thêm các phòng học để chuyển loại trường từ Mg sang trường mầm non, huy động trẻ nhà trẻ ra lớp. Xây thêm phòng chức năng: Vi tính, ngoại ngữ và nâng cấp sân trường.

Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, nhà trường đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục toàn diện, phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại và xu thế phát triển của địa phương, của thành phố Tân An.

+ Sửa chữa, nâng cấp các phòng chức năng: Văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng và phòng nghệ thuật.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại.

2. Chỉ tiêu:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

*Cán bộ quản lý:

Phó hiệu trưởng hoàn thành đào tạo Trung cấp lý luận chính trị; đến 2020 được bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý.

* Giáo viên:

– Đến 2020, 100% đạt chuẩn trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong dạy học và công tác, có kỹ năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

– Đến 2025, 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học, nâng tỷ lệ giáo viên theo học đào tạo sau Đại học, có kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

* Nhân viên: Đạt chuẩn đào tạo từ trung cấp trở lên; có kỹ năng sử dụng thành thạo máy móc, phương tiện CNTT đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong công tác.

2.2. Học sinh

– Học sinh có kỹ năng sống cơ bản, giao tiếp văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

– 100% đạt yêu cầu trở lên về các lĩnh vực phát triển.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

– Tuyên truyền trong CB,GV, NV về nội dung kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, nâng cao nhận thức và hành động của tập thể, tập trung xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy tiềm lực của tập thể để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

– Xây dựng Văn hoá nhà trường, xây dựng ý thức thực hiện và tôn vinh sự thể hiện các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh của nhà trường.

– Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với địa phương, gia đình và xã hội, với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và nhân dân.

– Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, các tổ công tác, các đoàn thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

2. Công tác Tổ chức

– Kiện toàn và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường, bố trí, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của mỗi CB, GV, NV phù hợp với hoàn cảnh, tạo điều kiện để CB, GV, NV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ bộ môn, tổ văn phòng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

3. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách mẫu mực sư phạm; đoàn kết, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm xây dựng nhà trường phát triển.

– Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, bồi dưỡng về chuyên môn- nghiệp vụ dạy học và quản lý bằng các hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích và tạo điều kiện để CB, GV, NV học tập nâng cao trình độ chuẩn đại học và sau đại học.

– Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của CB, GV, NV theo chuẩn nghề nghiệp, đề nghị công nhận, khen thưởng đúng thành tích.

– Tập trung bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trường đến tổ, chọn cử, bổ nhiệm và đề bạt bổ nhiệm, định hướng quy hoạch cán bộ có tính kế thừa và lâu dài.

– Không ngừng cải thiện môi trường làm việc thân thiện, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và hợp tác, chia sẻ khó khăn.

– Tạo điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi CB,GV, NV yên tâm, tin tưởng, làm việc vì uy tín và danh dự của nhà trường.

3. Nâng cao chất lượng giáo dục

– Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh đúng chuẩn. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, rèn cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

4.Tăng cường cơ sở vật chất

– Tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, trang thiết bị, ĐDDH và ngày càng hoàn thiện, khu vui chơi, khu vận động, vườn rau của lớp, trường.

– Tiếp tục trang bị bổ sung phương tiện, trang thiết bị công nghệ thông tin hàng năm đủ điều kiện mở rộng ứng dụng đáp ứng yêu cầu; phát huy hiệu quả sử dụng mail công vụ.

5.Kế hoạch – tài chính

– Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường.

– Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng nguồn ngân sách, nguồn thu học phí phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học; thực hiện tốt phương án chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, thu hút ngoại lực.

– Thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ Ban đại diện và các nguồn vận động hỗ trợ các hoạt động giáo dục và xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất.

– Thu hút và sử dụng đúng mục đích các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục.

6.Tham gia các phong trào và giữ hình ảnh nhà trường.

– Nâng cao chất lượng giáo dục, đăng bài lên trang wep của trường, cung cấp thông tin về hoạt động giáo dục của trường, gửi bài trên Website của Phòng GD&ĐT, viết bài gửi các báo và tạp chí; khuyến khích giáo  viên  tham gia các hoạt động của ngành, các Hội thi cấp thành phố, cấp tỉnh, hoạt động xã hội, cộng đồng.

– Xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường, văn hóa nhà trường, quảng bá hình ảnh nhà trường bằng nhiều hình thức, phương tiện và lực lượng tham gia.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với trường

1.Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025 đến toàn thể CB,GV, NV nhà trường, báo cáo, trình Phòng GD&ĐT phê duyệt, tham mưu Đảng ủy, UBND xã, thông tin đến các tổ chức, đoàn thể địa phương, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và quan tâm của xã hội, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện kế hoạch từng năm học theo lộ trình Kế hoạch chiến lược phát triển.

2.Phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch chiến lược, điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3.Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch từng năm học bám sát nhiệm vụ năm học và mục tiêu, lộ trình thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển nhà trường đã xây dựng.

2. Đối với các tổ, giáo viên và nhân viên

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ từng năm học bám sát kế hoạch nhà trường năm học và Kế hoạch chiến lược phát triển; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Dự báo khả năng và đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển.

– Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh.

– Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.

3. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường

– Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể từng năm học, thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

– Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của đoàn thể mình thực hiện đạt mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trong kế hoạch chiến lược; góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

4. Đối với học sinh

Không ngừng học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của nhà trường , rèn luyện kỹ năng sống để hoà nhập tốt với cuộc sống.

5. Ban đại din cha mẹ học sinh

Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển trường Mg An Vĩnh Ngãi, giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Nhà trường căn cứ lộ trình sẽ từng bước cụ thể hóa thành chương trình, hành động sát với thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đề ra góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”./.

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT TP ;

– PHT, TTCM, TTVP;

Lưu: VT, ĐT (05).

HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Hữu Lễ

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO